A. PHẦN MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển liên tục của công nghệ, việc áp dụng ứng dụng di động trong giáo dục trở thành một xu hướng không thể phủ nhận. Trong bối cảnh này, rất cần thiết phải phát triển một ứng dụng nhằm mục đích tối ưu hóa quá trình quản lý điểm danh và theo dõi hoạt động học tập của học sinh trong môi trường giáo dục. Chúng em đã phát triển một ứng dụng trên điện thoại di động có tên Ứng dụng điểm danh Sunwin – EduCheck (gọi tắt là Ứng dụng Sunwin – EduCheck)
Ứng dụng Sunwin EduCheck không chỉ đơn thuần là một công cụ điểm danh thông thường, mà còn mang đến một loạt các chức năng tiện ích, bao gồm việc ghi nhận sự có mặt của học sinh trong các buổi học cũng như trong các buổi ăn cơm tại trường bán trú. Điều này giúp tạo ra một hệ thống quản lý tổng thể và minh bạch, hỗ trợ quản trị nhà trường trong việc theo dõi sự tham gia và thói quen học tập của học sinh.
Ngoài việc thu thập dữ liệu điểm danh, ứng dụng cũng có khả năng tự động truyền thông tin đến các bảng tính trên nền tảng Google Sheets. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổng hợp, phân tích dữ liệu và tạo ra các báo cáo chi tiết, từ đó hỗ trợ quản trị viên trường học trong việc đưa ra các quyết định có căn cứ dựa trên thông tin thống kê và phân tích. Trong quá trình thực hiện, do chưa có kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu còn ít, không sao tránh khỏi những hạn chế. Kính mong được sự đóng góp của các thầy cô trong hội đồng giám khảo để dự án của em được hoàn thiện hơn.
Để thực hiện dự án này,em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong hội đồng sư phạm trường PTDTBT THCS Yên Thuận, đặc biệt là Ban giám hiệu, thầy Bàn Văn Thịnh đã tạo điều kiện hướng dẫn chỉ bảo tận tình và đóng góp ý kiến hết sức quý báu cho chúng em để hoàn thiện dự án một cách tốt nhất. Cùng với đó là lời cảm ơn đến bố mẹ, các bạn học sinh đã giúp đỡ và động viên chúng em trong quá trình thực hiện dự án.
A. NỘI DUNG
1. Lí do chọn đề tài:
Nhận thấy quá trình điểm danh học sinh, báo cáo sĩ số, báo cơm bán trú tại trường PTDTBT THCS Yên Thuận nói riêng, các trường Trung học cơ sở nói chung còn nhiều bất cập; việc sử dụng các phiếu điểm danh, phiếu báo cơm,…hay thậm chí báo cáo qua các kênh thông tin như tin nhắn, Zalo vẫn khiến cho các thầy cô cùng học sinh mất nhiều thời gian, các sai sót về số liệu thường xuyên xảy ra.
Sơ đồ quy trình điểm danh, báo cơm cơ bản
Chúng em cũng nhận thức rõ rằng việc quản lý thông tin điểm danh và hoạt động học tập của học sinh là một khía cạnh quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Việc lựa chọn đề tài này cũng nhằm mục đích áp dụng công nghệ vào giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quản trị và giáo viên trong việc quản lý lớp học cũng như tối ưu hóa quá trình học tập của học sinh.
Dự kiến quy trình điểm danh, báo cơm bằng phần mềm quản lý:
Với những lý do này, em đã lựa chọn tạo sản phẩm ứng dụng trên điện thoại di động có tên “Ứng dụng điểm danh sunwin EduCheck”
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
a. Ý nghĩa khoa học:
Việc lập trình ứng dụng sunwin EduCheck bằng ngôn ngữ Java trong môi trường Android Studio là một bước tiến trong việc áp dụng kiến thức kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào giáo dục. Quá trình này không chỉ đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về lập trình mà còn đòi hỏi khả năng tương tác với các dịch vụ nền tảng như Google App Script để kết nối và xử lý dữ liệu. Sự kết hợp giữa ứng dụng di động và nền tảng Google Sheets thông qua Google App Script không chỉ đơn thuần là việc thu thập dữ liệu mà còn là một sáng tạo trong việc tối ưu hóa quá trình quản lý. Việc này mở ra những khả năng mới trong việc tự động hóa việc truyền thông tin, xử lý dữ liệu và tạo ra báo cáo chi tiết dựa trên dữ liệu đã thu thập.
Quá trình phát triển ứng dụng sunwin EduCheck cũng tạo nền tảng cho việc nghiên cứu và phát triển các ứng dụng giáo dục tiếp theo. Các kỹ thuật, cấu trúc và phương pháp áp dụng trong quá trình này có thể được chia sẻ và mở rộng để phát triển các giải pháp mới trong lĩnh vực quản lý giáo dục.
b. Ý nghĩa thực tiễn:
Sunwin EduCheck giúp nhà trường có cái nhìn toàn diện hơn về sự tham gia và hoạt động của học sinh, từ việc điểm danh đến thông tin về bữa ăn tại trường bán trú. Thông qua dữ liệu tự động được truyền vào Google Sheets, nhà trường có cơ sở dữ liệu chính xác để quản lý và đánh giá tình hình học tập. Quá trình tự động hóa thu thập và xử lý dữ liệu cũng giúp nhà trường tiết kiệm thời gian, từ việc thực hiện điểm danh đến việc tạo báo cáo. Điều này giúp cải thiện hiệu suất làm việc của cán bộ quản lý.
Sunwin EduCheck giúp giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm tiết kiệm thời gian từ việc thực hiện điểm danh và báo cáo sĩ số bằng cách tự động hóa quy trình này. Điều này giúp giảm thiểu sai sót và tập trung hơn vào công việc giảng dạy chất lượng hơn.
Đối với học sinh: Giảm thiểu công sức và thời gian bỏ ra khi điểm danh cho các bạn Lớp trưởng, Lớp phó đời sống. Giúp các bạn học sinh khác hiểu được ứng dụng thực tế của việc lập trình. Nâng cao ý thức tự học môn Tin học.
3. Mục tiêu nghiên cứu của dự án.
Qua dự án này, chúng em mong muốn sẽ giúp được các thầy, cô giáo, các bạn học sinh tiết kiệm thời gian từ việc điểm danh và báo cáo sĩ số thông qua cách thức tự động hóa. Các thầy cô sẽ có một công cụ thuận tiện và nhanh chóng để quản lý thông tin cá nhân về việc tham gia học tập và sinh hoạt tại trường.
Em cũng mong muốn thông qua việc thiết kế và nghiên cứu, các bạn học sinh sẽ nhận thấy ứng dụng thực tế của việc lập trình. Một công việc được đánh giá là khó và khô khan. Từ đó các bạn sẽ đam mê học tập môn Tin học hơn, tạo ra được những sản phẩm phần mềm khác giúp ích cho đời sống.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
Để hoàn thành dự án, em đã tiến hành nghiên cứu trong thời gian ba tháng
(Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2023)
Số lượng mẫu thiết kế chế tạo là 1 sản phẩm.
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1 Phương pháp trực quan – tư duy.
Tải về một số ứng dụng có chủ đề tương tự trên điện thoại Android và quan sát cách hoạt động của các ứng dụng đó, quan sát các giao diện, điều hướng và chức năng cơ bản. Suy nghĩ và vận dụng vào sản phẩm của nhóm.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thư mục:
Nghiên cứu các biểu mẫu báo cáo, bảng Excel đang sử dụng trong nhà trường. Lập sơ đồ quản lý thông tin điểm danh trong nhà trường.
5.3. Phương pháp phỏng vấn:
Tiến hành phỏng vấn các thầy cô đang làm công tác quản lý số lượng học sinh trong nhà trường. Phỏng vấn các cô chú là nhân viên cấp dưỡng về nhu cầu, thời điểm cần thông báo số liệu bữa ăn hàng ngày.
5.4. Phương pháp tham khảo:
Sử dụng thông tin từ các nguồn tham khảo uy tín như các trang web dạy lập trình Android, lập trình Google App Script.
5.5. Phương pháp “thử – sai”
Chúng em đã tiến hành thiết kế và đóng gói sản phẩm rồi thử nhiều lần để cuối cùng tìm ra giao diện, hiệu ứng phù hợp nhất.
6. Nội dung nghiên cứu.
Bước 1: Xây dựng ý tưởng
Từ vấn đề cần nghiên cứu em phác thảo ý tưởng như sau:
– Ứng dụng có các chức năng cơ bản của một ứng dụng điểm danh với các nút điều hướng và lựa chọn. Ứng dụng đưa ra báo cáo số lượng theo thời gian thực để thầy cô và nhân viên cấp dưỡng nắm được số liệu.
– Ứng dụng chỉ cho phép người dùng điểm danh số lượng học sinh vào thời điểm đang sử dụng. Việc này để tránh các trường hợp thay đổi số liệu.
– Cơ sở dữ liệu là hệ thống bảng biểu trên Google Sheet (lưu trên Google Drive của nhà trường). Chỉ những thành viên được cấp quyền mới truy cập được vào các bảng biểu này. Còn người sử dụng ứng dụng chỉ có thể điểm danh, báo cáo theo thời gian thực như đã trình bày ở trên.
– Dự kiến cách sử dụng:
+ Đối với Giáo viên hoặc học sinh làm công tác điểm danh: Lựa chọn các chức năng như Điểm danh, Báo cơm để thực hiện với học sinh trong lớp mình.
+ Đối với Cán bộ quản lý: Nhận các báo cáo số liệu ngay trên màn hình chính của ứng dụng (báo cáo sĩ số, báo cáo số học sinh ăn các bữa,…)
+ Đối với nhân viên cấp dưỡng, phụ trách nhà bếp: Nhận số lượng học sinh ăn tại các bữa tại màn hình chính để có thể thực hiện nhiệm vụ nấu ăn đúng định mức.
+ Đối với phụ huynh: Mỗi phụ huynh sẽ được quyền biết được thông tin học tập của con em mình. Phụ huynh sử dụng tài khoản để truy cập ứng dụng. Giao diện của tài khoản phụ huynh:
– Việc quy định tài khoản, quyền truy cập được thực hiện trên Google Sheets. Một ví dụ về phân quyền của người dùng:
Bước 2: Xây dựng sơ đồ cơ sở dữ liệu
Bước 3: Thu thập thông tin
Các nội dung thông tin được thu thập bằng phương pháp trực quan, nghiên cứu thư mục. Ngoài ra còn tham khảo một số trang thông tin trên Internet
Bước 4: Thiết kế bảng biểu Google Sheet:
– Sau khi tham khảo các biểu Excel sẵn có từ quá trình quản lý của các thầy cô, chúng em sửa chữa, xử lý công thức để có được bảng biểu phù hợp với nhu cầu của mình.
– Sử dụng tài khoản Gmail để tạo một thư mục lưu trữ và tải các biểu Excel lên đó. Kiểm tra lại các thông tin. Đặt chế độ chia sẻ, bảo mật,…
Bước 5: Lập trình Google App Scrip:
– Google Apps Script là một nền tảng lập trình dựa trên đám mây được cung cấp bởi Google, cho phép người dùng tạo ra các ứng dụng và kịch bản tương tác với các sản phẩm của Google như Google Sheets, Google Docs, Gmail, Google Drive, và nhiều dịch vụ khác. Chúng em đã lập trình bằng ngôn ngữ lập trình javascript để có thể gửi (POST) và nhận (GET) các tham số truyền về từ ứng dụng Android. Khi các tham số này được truyền về, các thao tác như thêm số học sinh nghỉ, số học sinh ăn cơm sẽ được cập nhật trên bảng tính Google Sheets.
Một đoạn mã của Script có tên Điểm Danh
– Toàn bộ các mã Google App Script sẽ được tập hợp lại thành một tệp. Sau khi lập trình xong chúng em triển khai các Script này và nhận được một đường dẫn (link). Đường dẫn này sẽ được sử dụng trong code của Android.
Bước 6: Lập trình Ứng dụng:
– Sử dụng ngôn ngữ lập trình Java trên nền tảng Android Studio, chúng em đã lập trình các nội dung sau:
+ Thiết kế hệ thống tài khoản: Dựa vào các quyền truy cập tài khoản, chúng em thiết kế để cho mỗi tài khoản chỉ có thể truy cập vào một một phần ứng với tài khoản đó.
+ Thiết kế giao diện: Tạo và lập trình trên các tệp layout của dự án
Ví dụ về layout activity_main.xml
+ Thiết kế chức năng:
Tạo và lập trình trên các lớp (class) của dự án. Các lớp này liên kết với nhau theo sơ đồ sau
Trên các lớp này chúng em đã lập trình phương thức GET và POST để truyền các tham số tới Google App Script, ví dụ khi truyền tham số ‘cophep_maudo’, Script sẽ nhận được một mảng những số thứ tự học sinh đã nghỉ có phép (được bấm nút CÓ PHÉP thành màu đỏ). Chúng em cũng lập trình để nhận các tham số từ Google App Script để hiện thị dữ liệu trên ứng dụng
Một đoạn code của lớp BaoCom.java
Bước 7: Thêm các thư viện
– Bổ sung các thư viện cần thiết, các thông tin phiên bản vào tệp build.gradle. Điều này rất quan trọng đối với việc ứng dụng sẽ hoạt động như thế nào
Trong đoạn code trên, có thể thấy phiên bản nhắm tới là SDK 33 (tương ứng với các điện thoại cài đặt hệ điều hành Android 13 trở lên)
Bước 8: Đóng gói sản phẩm
– Tạo biểu tượng ứng dụng tại Image Asset
– Sau khi hoàn thiện tất cả các bước trên em tiến hành đóng gói sản phẩm sang dạng APK, tức là file cài đặt trực tiếp trên điện thoại di động. Chúng em cũng đóng gói một bản AAB, là bản gửi lên Cửa hàng Play
Bước 9: Thử nghiệm
Sau khi hoàn thành sản phẩm em đã cài đặt trên điện thoại của một số bạn, từ đó kiểm tra và sửa các lỗi phát sinh.
Kiểm thử ứng dụng trên điện thoại và quan sát sự thay đổi dữ liệu trên máy tính
7. Những điểm mới của dự án
Hiện nay có các ứng dụng điểm danh khác ở trên Internet, nhưng việc sử dụng các ứng dụng này đôi khi còn chưa phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường bán trú. Nếu chỉ sử dụng bảng tính Google Sheets thì lại quá phức tạp và dễ gây lỗi nhập liệu. Ứng dụng EduCheck của chúng em có các điểm mới sau:
EduCheck được xây dựng với khả năng kết nối với Google App Script và Google Sheets. Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu trữ dữ liệu điểm danh học sinh và tạo báo cáo trực tiếp từ các bảng tính trên nền tảng đám mây. Điều này mang lại tính linh hoạt và dễ dàng trong việc quản lý thông tin.
EduCheck không chỉ giới hạn việc điểm danh học sinh trong lớp học mà còn mở rộng tính năng để điểm danh việc ăn cơm các bữa, đặc biệt phù hợp với các trường bán trú. Tính năng này cung cấp thông tin chi tiết về lịch trình ăn uống hàng ngày của học sinh.
Ứng dụng chỉ cho phép báo cáo theo thời gian thực, do đó không có chuyện chỉnh sửa, thay đổi dữ liệu mà không có sự cho phép của quản trị viên.
EduCheck được thiết kế để hoạt động một cách mượt mà và hiệu quả. Việc tối ưu hóa mã nguồn và quy trình xử lý giúp ứng dụng hoạt động nhanh chóng, giảm thiểu thời gian chờ đợi và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.
Giao diện người dùng của EduCheck được thiết kế tối giản và dễ sử dụng. Việc thực hiện việc điểm danh và xem báo cáo trở nên trực quan và thuận tiện, không đòi hỏi nhiều kiến thức kỹ thuật.
8. Kết quả đạt được
Sau khi hoàn thành dự án, nhóm nghiên cứu chúng em đã kiến nghị lên Ban lãnh đạo trường đề nghị cho áp dụng giải pháp này. Chúng em đã được tất cả các thầy cô và các bạn học sinh trong trường ủng hộ. Sản phẩm đã được các bạn học sinh trong trường đón nhận nồng nhiệt, chúng em cũng đã liên hệ với Google để đưa sản phẩm lên Cửa hàng Play.
Chúng em đã đề nghị sử dụng ứng dụng trên phạm vi toàn trường. Giúp các thầy cô giáo thuận tiện hơn trong quá trình điểm danh
Sản phẩm cũng góp phần nâng cao ý thức đi học đầy đủ, đúng giờ của học sinh.
Bản thân em cũng được nâng cao rất nhiều về khả năng lập trình Android và Javascript
V. KẾT LUẬN
Từ quá trình thực hiện đề tài này, em rút ra những kết luận cơ bản sau đây:
Công nghệ di động và các tính năng như lưu trữ có thể giúp cải thiện hiệu suất quản lý học sinh. Sự kết hợp giữa công nghệ và quản lý nhà trường có tiềm năng mang lại lợi ích lớn.
– Việc sử dụng ứng dụng di động cho chủ đề này là điều cần thiết và phù hợp trong thời đại số hiện nay.
– Các kiến thức lập trình, thiết kế nếu biết cách sử dụng sẽ không còn khô khan, chỉ từ các câu lệnh đơn giản mà tạo nên một ứng dụng với đầy đủ sự hấp dẫn và tiện ích.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển liên tục của công nghệ, việc áp dụng ứng dụng di động trong giáo dục trở thành một xu hướng không thể phủ nhận. Trong bối cảnh này, rất cần thiết phải phát triển một ứng dụng nhằm mục đích tối ưu hóa quá trình quản lý điểm danh và theo dõi hoạt động học tập của học sinh trong môi trường giáo dục. Chúng em đã phát triển một ứng dụng trên điện thoại di động có tên Ứng dụng điểm danh EduCheck (gọi tắt là Ứng dụng EduCheck)
Ứng dụng EduCheck không chỉ đơn thuần là một công cụ điểm danh thông thường, mà còn mang đến một loạt các chức năng tiện ích, bao gồm việc ghi nhận sự có mặt của học sinh trong các buổi học cũng như trong các buổi ăn cơm tại trường bán trú. Điều này giúp tạo ra một hệ thống quản lý tổng thể và minh bạch, hỗ trợ quản trị nhà trường trong việc theo dõi sự tham gia và thói quen học tập của học sinh.
Ngoài việc thu thập dữ liệu điểm danh, ứng dụng cũng có khả năng tự động truyền thông tin đến các bảng tính trên nền tảng Google Sheets. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổng hợp, phân tích dữ liệu và tạo ra các báo cáo chi tiết, từ đó hỗ trợ quản trị viên trường học trong việc đưa ra các quyết định có căn cứ dựa trên thông tin thống kê và phân tích. Trong quá trình thực hiện, do chưa có kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu còn ít, không sao tránh khỏi những hạn chế. Kính mong được sự đóng góp của các thầy cô trong hội đồng giám khảo để dự án của em được hoàn thiện hơn.
Để thực hiện dự án này,em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong hội đồng sư phạm trường PTDTBT THCS Yên Thuận, đặc biệt là Ban giám hiệu, thầy Bàn Văn Thịnh đã tạo điều kiện hướng dẫn chỉ bảo tận tình và đóng góp ý kiến hết sức quý báu cho chúng em để hoàn thiện dự án một cách tốt nhất. Cùng với đó là lời cảm ơn đến bố mẹ, các bạn học sinh đã giúp đỡ và động viên chúng em trong quá trình thực hiện dự án.
A. NỘI DUNG
1. Lí do chọn đề tài:
Nhận thấy quá trình điểm danh học sinh, báo cáo sĩ số, báo cơm bán trú tại trường PTDTBT THCS Yên Thuận nói riêng, các trường Trung học cơ sở nói chung còn nhiều bất cập; việc sử dụng các phiếu điểm danh, phiếu báo cơm,…hay thậm chí báo cáo qua các kênh thông tin như tin nhắn, Zalo vẫn khiến cho các thầy cô cùng học sinh mất nhiều thời gian, các sai sót về số liệu thường xuyên xảy ra.
Sơ đồ quy trình điểm danh, báo cơm cơ bản
Chúng em cũng nhận thức rõ rằng việc quản lý thông tin điểm danh và hoạt động học tập của học sinh là một khía cạnh quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Việc lựa chọn đề tài này cũng nhằm mục đích áp dụng công nghệ vào giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quản trị và giáo viên trong việc quản lý lớp học cũng như tối ưu hóa quá trình học tập của học sinh.
Dự kiến quy trình điểm danh, báo cơm bằng phần mềm quản lý:
Với những lý do này, em đã lựa chọn tạo sản phẩm ứng dụng trên điện thoại di động có tên “Ứng dụng điểm danh EduCheck”
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
a. Ý nghĩa khoa học:
Việc lập trình ứng dụng EduCheck bằng ngôn ngữ Java trong môi trường Android Studio là một bước tiến trong việc áp dụng kiến thức kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào giáo dục. Quá trình này không chỉ đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về lập trình mà còn đòi hỏi khả năng tương tác với các dịch vụ nền tảng như Google App Script để kết nối và xử lý dữ liệu. Sự kết hợp giữa ứng dụng di động và nền tảng Google Sheets thông qua Google App Script không chỉ đơn thuần là việc thu thập dữ liệu mà còn là một sáng tạo trong việc tối ưu hóa quá trình quản lý. Việc này mở ra những khả năng mới trong việc tự động hóa việc truyền thông tin, xử lý dữ liệu và tạo ra báo cáo chi tiết dựa trên dữ liệu đã thu thập.
Quá trình phát triển ứng dụng EduCheck cũng tạo nền tảng cho việc nghiên cứu và phát triển các ứng dụng giáo dục tiếp theo. Các kỹ thuật, cấu trúc và phương pháp áp dụng trong quá trình này có thể được chia sẻ và mở rộng để phát triển các giải pháp mới trong lĩnh vực quản lý giáo dục.
b. Ý nghĩa thực tiễn:
EduCheck giúp nhà trường có cái nhìn toàn diện hơn về sự tham gia và hoạt động của học sinh, từ việc điểm danh đến thông tin về bữa ăn tại trường bán trú. Thông qua dữ liệu tự động được truyền vào Google Sheets, nhà trường có cơ sở dữ liệu chính xác để quản lý và đánh giá tình hình học tập. Quá trình tự động hóa thu thập và xử lý dữ liệu cũng giúp nhà trường tiết kiệm thời gian, từ việc thực hiện điểm danh đến việc tạo báo cáo. Điều này giúp cải thiện hiệu suất làm việc của cán bộ quản lý.
EduCheck giúp giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm tiết kiệm thời gian từ việc thực hiện điểm danh và báo cáo sĩ số bằng cách tự động hóa quy trình này. Điều này giúp giảm thiểu sai sót và tập trung hơn vào công việc giảng dạy chất lượng hơn.
Đối với học sinh: Giảm thiểu công sức và thời gian bỏ ra khi điểm danh cho các bạn Lớp trưởng, Lớp phó đời sống. Giúp các bạn học sinh khác hiểu được ứng dụng thực tế của việc lập trình. Nâng cao ý thức tự học môn Tin học.
3. Mục tiêu nghiên cứu của dự án.
Qua dự án này, chúng em mong muốn sẽ giúp được các thầy, cô giáo, các bạn học sinh tiết kiệm thời gian từ việc điểm danh và báo cáo sĩ số thông qua cách thức tự động hóa. Các thầy cô sẽ có một công cụ thuận tiện và nhanh chóng để quản lý thông tin cá nhân về việc tham gia học tập và sinh hoạt tại trường.
Em cũng mong muốn thông qua việc thiết kế và nghiên cứu, các bạn học sinh sẽ nhận thấy ứng dụng thực tế của việc lập trình. Một công việc được đánh giá là khó và khô khan. Từ đó các bạn sẽ đam mê học tập môn Tin học hơn, tạo ra được những sản phẩm phần mềm khác giúp ích cho đời sống.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
Để hoàn thành dự án, em đã tiến hành nghiên cứu trong thời gian ba tháng
(Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2023)
Số lượng mẫu thiết kế chế tạo là 1 sản phẩm.
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1 Phương pháp trực quan – tư duy.
Tải về một số ứng dụng có chủ đề tương tự trên điện thoại Android và quan sát cách hoạt động của các ứng dụng đó, quan sát các giao diện, điều hướng và chức năng cơ bản. Suy nghĩ và vận dụng vào sản phẩm của nhóm.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thư mục:
Nghiên cứu các biểu mẫu báo cáo, bảng Excel đang sử dụng trong nhà trường. Lập sơ đồ quản lý thông tin điểm danh trong nhà trường.
5.3. Phương pháp phỏng vấn:
Tiến hành phỏng vấn các thầy cô đang làm công tác quản lý số lượng học sinh trong nhà trường. Phỏng vấn các cô chú là nhân viên cấp dưỡng về nhu cầu, thời điểm cần thông báo số liệu bữa ăn hàng ngày.
5.4. Phương pháp tham khảo:
Sử dụng thông tin từ các nguồn tham khảo uy tín như các trang web dạy lập trình Android, lập trình Google App Script.
5.5. Phương pháp “thử – sai”
Chúng em đã tiến hành thiết kế và đóng gói sản phẩm rồi thử nhiều lần để cuối cùng tìm ra giao diện, hiệu ứng phù hợp nhất.
6. Nội dung nghiên cứu.
Bước 1: Xây dựng ý tưởng
Từ vấn đề cần nghiên cứu em phác thảo ý tưởng như sau:
– Ứng dụng có các chức năng cơ bản của một ứng dụng điểm danh với các nút điều hướng và lựa chọn. Ứng dụng đưa ra báo cáo số lượng theo thời gian thực để thầy cô và nhân viên cấp dưỡng nắm được số liệu.
– Ứng dụng chỉ cho phép người dùng điểm danh số lượng học sinh vào thời điểm đang sử dụng. Việc này để tránh các trường hợp thay đổi số liệu.
– Cơ sở dữ liệu là hệ thống bảng biểu trên Google Sheet (lưu trên Google Drive của nhà trường). Chỉ những thành viên được cấp quyền mới truy cập được vào các bảng biểu này. Còn người sử dụng ứng dụng chỉ có thể điểm danh, báo cáo theo thời gian thực như đã trình bày ở trên.
– Dự kiến cách sử dụng:
+ Đối với Giáo viên hoặc học sinh làm công tác điểm danh: Lựa chọn các chức năng như Điểm danh, Báo cơm để thực hiện với học sinh trong lớp mình.
+ Đối với Cán bộ quản lý: Nhận các báo cáo số liệu ngay trên màn hình chính của ứng dụng (báo cáo sĩ số, báo cáo số học sinh ăn các bữa,…)
+ Đối với nhân viên cấp dưỡng, phụ trách nhà bếp: Nhận số lượng học sinh ăn tại các bữa tại màn hình chính để có thể thực hiện nhiệm vụ nấu ăn đúng định mức.
+ Đối với phụ huynh: Mỗi phụ huynh sẽ được quyền biết được thông tin học tập của con em mình. Phụ huynh sử dụng tài khoản để truy cập ứng dụng. Giao diện của tài khoản phụ huynh:
– Việc quy định tài khoản, quyền truy cập được thực hiện trên Google Sheets. Một ví dụ về phân quyền của người dùng:
Bước 2: Xây dựng sơ đồ cơ sở dữ liệu
Bước 3: Thu thập thông tin
Các nội dung thông tin được thu thập bằng phương pháp trực quan, nghiên cứu thư mục. Ngoài ra còn tham khảo một số trang thông tin trên Internet
Bước 4: Thiết kế bảng biểu Google Sheet:
– Sau khi tham khảo các biểu Excel sẵn có từ quá trình quản lý của các thầy cô, chúng em sửa chữa, xử lý công thức để có được bảng biểu phù hợp với nhu cầu của mình.
– Sử dụng tài khoản Gmail để tạo một thư mục lưu trữ và tải các biểu Excel lên đó. Kiểm tra lại các thông tin. Đặt chế độ chia sẻ, bảo mật,…
Bước 5: Lập trình Google App Scrip:
– Google Apps Script là một nền tảng lập trình dựa trên đám mây được cung cấp bởi Google, cho phép người dùng tạo ra các ứng dụng và kịch bản tương tác với các sản phẩm của Google như Google Sheets, Google Docs, Gmail, Google Drive, và nhiều dịch vụ khác. Chúng em đã lập trình bằng ngôn ngữ lập trình javascript để có thể gửi (POST) và nhận (GET) các tham số truyền về từ ứng dụng Android. Khi các tham số này được truyền về, các thao tác như thêm số học sinh nghỉ, số học sinh ăn cơm sẽ được cập nhật trên bảng tính Google Sheets.
Một đoạn mã của Script có tên Điểm Danh
– Toàn bộ các mã Google App Script sẽ được tập hợp lại thành một tệp. Sau khi lập trình xong chúng em triển khai các Script này và nhận được một đường dẫn (link). Đường dẫn này sẽ được sử dụng trong code của Android.
Bước 6: Lập trình Ứng dụng:
– Sử dụng ngôn ngữ lập trình Java trên nền tảng Android Studio, chúng em đã lập trình các nội dung sau:
+ Thiết kế hệ thống tài khoản: Dựa vào các quyền truy cập tài khoản, chúng em thiết kế để cho mỗi tài khoản chỉ có thể truy cập vào một một phần ứng với tài khoản đó.
+ Thiết kế giao diện: Tạo và lập trình trên các tệp layout của dự án
Ví dụ về layout activity_main.xml
+ Thiết kế chức năng:
Tạo và lập trình trên các lớp (class) của dự án. Các lớp này liên kết với nhau theo sơ đồ sau
Trên các lớp này chúng em đã lập trình phương thức GET và POST để truyền các tham số tới Google App Script, ví dụ khi truyền tham số ‘cophep_maudo’, Script sẽ nhận được một mảng những số thứ tự học sinh đã nghỉ có phép (được bấm nút CÓ PHÉP thành màu đỏ). Chúng em cũng lập trình để nhận các tham số từ Google App Script để hiện thị dữ liệu trên ứng dụng
Một đoạn code của lớp BaoCom.java
Bước 7: Thêm các thư viện
– Bổ sung các thư viện cần thiết, các thông tin phiên bản vào tệp build.gradle. Điều này rất quan trọng đối với việc ứng dụng sẽ hoạt động như thế nào
Trong đoạn code trên, có thể thấy phiên bản nhắm tới là SDK 33 (tương ứng với các điện thoại cài đặt hệ điều hành Android 13 trở lên)
Bước 8: Đóng gói sản phẩm
– Tạo biểu tượng ứng dụng tại Image Asset
– Sau khi hoàn thiện tất cả các bước trên em tiến hành đóng gói sản phẩm sang dạng APK, tức là file cài đặt trực tiếp trên điện thoại di động. Chúng em cũng đóng gói một bản AAB, là bản gửi lên Cửa hàng Play
Bước 9: Thử nghiệm
Sau khi hoàn thành sản phẩm em đã cài đặt trên điện thoại của một số bạn, từ đó kiểm tra và sửa các lỗi phát sinh.
Kiểm thử ứng dụng trên điện thoại và quan sát sự thay đổi dữ liệu trên máy tính
7. Những điểm mới của dự án
Hiện nay có các ứng dụng điểm danh khác ở trên Internet, nhưng việc sử dụng các ứng dụng này đôi khi còn chưa phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường bán trú. Nếu chỉ sử dụng bảng tính Google Sheets thì lại quá phức tạp và dễ gây lỗi nhập liệu. Ứng dụng EduCheck của chúng em có các điểm mới sau:
EduCheck được xây dựng với khả năng kết nối với Google App Script và Google Sheets. Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu trữ dữ liệu điểm danh học sinh và tạo báo cáo trực tiếp từ các bảng tính trên nền tảng đám mây. Điều này mang lại tính linh hoạt và dễ dàng trong việc quản lý thông tin.
EduCheck không chỉ giới hạn việc điểm danh học sinh trong lớp học mà còn mở rộng tính năng để điểm danh việc ăn cơm các bữa, đặc biệt phù hợp với các trường bán trú. Tính năng này cung cấp thông tin chi tiết về lịch trình ăn uống hàng ngày của học sinh.
Ứng dụng chỉ cho phép báo cáo theo thời gian thực, do đó không có chuyện chỉnh sửa, thay đổi dữ liệu mà không có sự cho phép của quản trị viên.
EduCheck được thiết kế để hoạt động một cách mượt mà và hiệu quả. Việc tối ưu hóa mã nguồn và quy trình xử lý giúp ứng dụng hoạt động nhanh chóng, giảm thiểu thời gian chờ đợi và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.
Giao diện người dùng của EduCheck được thiết kế tối giản và dễ sử dụng. Việc thực hiện việc điểm danh và xem báo cáo trở nên trực quan và thuận tiện, không đòi hỏi nhiều kiến thức kỹ thuật.
8. Kết quả đạt được
Sau khi hoàn thành dự án, nhóm nghiên cứu chúng em đã kiến nghị lên Ban lãnh đạo trường đề nghị cho áp dụng giải pháp này. Chúng em đã được tất cả các thầy cô và các bạn học sinh trong trường ủng hộ. Sản phẩm đã được các bạn học sinh trong trường đón nhận nồng nhiệt, chúng em cũng đã liên hệ với Google để đưa sản phẩm lên Cửa hàng Play.
Chúng em đã đề nghị sử dụng ứng dụng trên phạm vi toàn trường. Giúp các thầy cô giáo thuận tiện hơn trong quá trình điểm danh
Sản phẩm cũng góp phần nâng cao ý thức đi học đầy đủ, đúng giờ của học sinh.
Bản thân em cũng được nâng cao rất nhiều về khả năng lập trình Android và Javascript
V. KẾT LUẬN
Từ quá trình thực hiện đề tài này, em rút ra những kết luận cơ bản sau đây:
Công nghệ di động và các tính năng như lưu trữ có thể giúp cải thiện hiệu suất quản lý học sinh. Sự kết hợp giữa công nghệ và quản lý nhà trường có tiềm năng mang lại lợi ích lớn.
– Việc sử dụng ứng dụng di động cho chủ đề này là điều cần thiết và phù hợp trong thời đại số hiện nay.
– Các kiến thức lập trình, thiết kế nếu biết cách sử dụng sẽ không còn khô khan, chỉ từ các câu lệnh đơn giản mà tạo nên một ứng dụng với đầy đủ sự hấp dẫn và tiện ích.